0

Quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ diễn ra như thế nào? | Safe and Sound

Theo các bác sĩ và chuyên gia tâm lý, can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cần có quy trình với kế hoạch và mục tiêu cụ thể để trẻ tự kỷ không cảm thấy quá sức và tiếp nhận can thiệp được hiệu quả nhất. Quy trình can thiệp là cơ sở để các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tổ chức công việc; đồng thời việc kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng can thiệp được đồng nhất trong các cơ sở, đơn vị.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Mục đích của quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là gì?

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, tự kỷ là một hội chứng bao gồm tập hợp các rối loạn phát triển với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng ở trẻ. Đặc điểm nổi bật ở trẻ tự kỷ mà chúng ta có thể thấy là phần lớn trẻ đều có những khiếm khuyết trong giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội.

Quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là việc bác sĩ, chuyên gia tâm lý áp dụng các phương pháp, quy trình, hệ thống kỹ thuật trị liệu để giúp trẻ tự kỷ giảm các triệu chứng cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, đồng thời phát triển toàn diện cho trẻ các kỹ năng, chức năng chung.

Ảnh 1: Can thiệp giúp trẻ tự kỷ giảm các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ

Mục đích của quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ là:

- Giảm thiểu những khiếm khuyết cốt lõi: Các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội; các hành vi giới hạn, các hành vi lặp lại và các vấn đề đi kèm.

- Nâng cao nhất có thể khả năng độc lập của trẻ.

- Loại trừ, giảm thiểu và phòng ngừa các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển của các kỹ năng cần thiết.

2. Phạm vi và đối tương áp dụng

2.1. Phạm vi

Tất cả các hoạt động dịch vụ can thiệp cho trẻ tự kỷ dưới 16 tuổi, thực hiện tại bệnh viện, cơ sở y tế.

2.2. Đối tượng áp dụng

Tất cả trẻ dưới 16 tuổi được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ; trẻ có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ là những đối tượng được hưởng các hoạt động và dịch vụ can thiệp trong quy trình này.

3. Quy trình can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Quy trình can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ cho các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thực hiện tại bệnh viện, cơ sở y tế gồm:

Bước 1: Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp

Mục đích: Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thực hiện đánh giá nhằm xác định tình trạng của trẻ tự kỷ trước khi tiến hành can thiệp; đồng thời từ đó có những hướng dẫn, tư vấn hợp lý

Nội dung: Thực hiện theo bộ công cụ đánh giá trước can thiệp

  • Đánh giá trước can thiệp

 Bảng các nội dung đánh giá trước can thiệp

Tên hoạt động

Nơi thực hiện

Người thực hiện

Công cụ

Xác định mức độ nặng tự kỷ

Tuyến tỉnh và tuyến trung ương

Bác sỹ nhi, bác sỹ chuyên khoa Tâm thần hoặc Phục hồi chức năng.

Bảng kiểm tự kỷ (Phụ lục 1.1), DSM-5 (Phục lục 1.2)

Chuyên gia tâm lý

CARS (Phục lục 1.3)

Xác định mức độ phát triển của trẻ

Tuyến tỉnh

Chuyên gia tâm lý

Dưới 6 tuổi: Denver (Phuc lục 1.4)

Trên 6 tuổi: Raven (Phụ lục 1.5)

Tuyến trung ương

Chuyên gia tâm lý

Dưới 6 tuổi: Denver, PEP-3 (Phụ lục 1.6)

Trên 6 tuổi: Raven, WISC-IV (Phụ lục 1.7)

Xác định sự sẵn sàng 

Tuyến tỉnh và trung ương

Điều dưỡng

Phỏng vấn

Đánh giá trước can thiệp là bước quan trọng nhằm giúp bác sĩ và chuyên gia tâm lý xác định được mục tiêu và nội dung can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Đánh giá đòi hỏi có nhóm làm việc, gồm: bác sỹ, chuyên gia tâm lý và điều dưỡng/kỹ thuật viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm lâm sàng. Có ba hoạt động đánh giá cần thiết, đó là: mức độ nặng của tự kỷ, mức độ phát triển của trẻ, mức độ sẵn sàng can thiệp của gia đình. Ngoài ra, tuỳ vào nhu cầu của gia đình cho việc can thiệp cho trẻ tự kỷ ở lĩnh vực nào đó mà bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng bổ sung các công cụ đặc biệt của chuyên ngành mình để đánh giá. Ví dụ: Thang đánh giá kỹ năng vận động, đánh giá khả năng ngôn ngữ, đánh giá các vấn đề điều hoà cảm giác…

Sau khi đánh giá, các kết quả được tổng hợp lại trong một báo cáo và thảo luận với gia đình. Theo đó trẻ tự kỷ được phân loại thuộc một trong 3 mức độ sau:

  • Mức độ nhẹ

Tương ứng với mức 2 “cần hỗ trợ” theo DSM-5, CARS ở mức 31-36 điểm

Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “châm phát triển nhẹ” hoặc “chậm pháy triển ranh giới”.

  • Mức độ trung bình

Tương ứng với mức 2 “cần hỗ trợ đánh kể” theo DSM-5, CARS từ 37 điểm trở lên.

Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “chậm phát triển trung bình”

  • Mức độ nặng

Tương ứng với mức độ 3 “cần hỗ trợ rất nhiều” theo DSM-5, CARS từ 37 điểm trở lên

Kết quả đánh giá các kỹ năng phát triển hoặc trí tuệ ở mức “chậm phát triển nặng”.

B. Lập kế hoạch can thiệp

Sau đánh giá ban đầu, bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ làm việc với gia đình để thảo luận, đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp với đặc điểm của trẻ và nhu cầu của gia đình. Trong trường hợp có nhiều hơn một chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau tham gia can thiệp cho trẻ tự kỷ, thì mỗi kế hoạch chung sẽ bao gồm những tiểu kế hoạch chuyên sâu ở mỗi lĩnh vực của từng chuyên gia. Theo đó, những mục tiêu cần đạt tại các tiểu kế hoạch được lồng ghép nhằm đạt được sự phát triển toàn diện của trẻ. Kế hoạch ban đầu có thể được điều chỉnh linh hoạt thông qua các buổi đánh giá định kỳ, thường là mỗi 6 tháng.

Bước 2: Thực hiện các hoạt động can thiệp 

Mục đích: Thực hiện các mục tiêu can thiệp theo kế hoạch đã đề ra

Đối tượng áp dụng: Áp dụng với trẻ tự kỷ ở tất cả các mức độ

Người thực hiện: Các điều dưỡng, kỹ thuật viên, cán bộ giáo dục đặc biệt, chuyên gia tâm lý.

Nội dung can thiệp:

Can thiệp cho trẻ tự kỷ tại cơ sở y tế có thể vừa thực hiện các phương pháp trị liệu và điều trị các tình trạng y khoa đi kèm. Vì vậy, đây có thể coi là nơi cung cấp dịch vụ toàn diện cho trẻ tự kỷ và gia đình.

Các phương pháp can thiệp hướng tới giải quyết đa dạng các vấn đề của trẻ tự kỷ. Do đó, cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt hiệu quả. Các hoạt động trong can thiệp cho trẻ tự kỷ tại cơ sở y tế gồm:

  • Can thiệp các triệu chứng cốt lõi

Mục tiêu: Giảm bớt những ảnh hưởng do các khiếm khuyết về giao tiếp, tương tác xã hội, các mẫu hình hành vi bất thường và các vấn đề giác quan lên các hoạt động chức năng của trẻ.

Các thức: Chuyên gia tâm lý, cán bộ giáo dục đặc biệt dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội phù hợp với khả năng và tập luyện các bài tập trị liệu.

  • Can thiệp nâng cao sự phát triển và thích ứng

Mục tiêu: giúp trẻ đạt được các mốc phát triển, đạt mức độ độc lập cao nhất có thể.

Cách thức: Dạy trẻ những kỹ năng học tập, nhận thức, kỹ năng sống, ứng xử…

  • Can thiệp các hành vi thách thức

Mục tiêu: Giảm thiểu các hành vi thách thức, tăng cường các hành vi thay thế cho trẻ tự kỉ.

Cách thức: Thực hiện các bài tập theo Phân tích hành vi chức năng

Với những nội dung nói trên, các phương pháp theo ABA thường được điều dưỡng, chuyên gia tâm lý trong các bệnh viện sử dụng trong can thiệp cho trẻ tự kỷ. Lý do là vì hiệu quả tích cực mà phương pháp này mang lại, dễ thực hành và dễ đào tạo lại cho cha mẹ. Ngoài ra, các bài tập trị liệu chuyên sâu của chuyên gia tâm lý, kĩ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, vật lí trị liệu cũng được phối hợp áp dụng trong chương trình.

Điều trị những tình trạng y khoa đi kèm cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo phát huy được hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ. Tuỳ theo tình trạng trẻ gặp phải thì sẽ cần các bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác nhau, ví dụ: thần kinh, tâm thần, dị ứng, tiêu hoá, dinh dưỡng. Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ cần dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc hướng thần khi các hành vi thách thức ít đáp ứng trị liệu hoặc có các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hay rối loạn giấc ngủ. Việc sử dụng thuốc sẽ cần được thảo luận với giá đình và các thành viên trong nhóm can thiệp nhằm giúp theo dõi hiệu quả, phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Trong phân tuyến bệnh viện, thường chỉ có bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương mới có thể tập hợp một nhóm chuyên gia đa ngành can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Bảng mô tả rõ hơn nội dung can thiệp trong bệnh viện:

 Bảng mô tả rõ hơn nội dung can thiệp trong bệnh viện

Nội dung can thiệp

Nơi thực hiện

Người thực hiện

Phương pháp

Can thiệp các triệu chứng cốt lõi:

Giao tiếp xã hội và tương tác xã hội:

Chú ý chung:

Bắt chước xã hội

Ngôn ngữ và giao tiếp

Chơi

Các vấn đề xử lý giác quan

Tuyến huyện

Điều dưỡng

ABA

Tuyến tỉnh

Tuyến trung ương

Điều dưỡng

ABA

Điều dưỡng

Giáo viên giáo dục chuyên biệt/Chuyên gia tâm lý

ABA

PECS
Chơi trị liệu

Tâm vận động

Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu

Các kỹ thuật trị liệu ngôn ngữ

Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu

Các kỹ thuật trị liệu hoạt động

Điều hoà giác quan

Can thiệp nâng cao các kỹ năng phát triển và thích ứng:

Các kỹ năng đọc viết và tính toán…

Nhận thức bản thân và thế giới xung quanh.

Kỹ năng ứng xử.

Kỹ năng tự phục vụ.

Kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện.

Kỹ năng giữ an toàn.

Tuyến huyện

Điều dưỡng

ABA

Tuyến tỉnh

Tuyến trung ương

Điều dưỡng

Giáo viên giáo dục đặc biệt/Chuyên gia tâm lý

ABA

Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu

Các kỹ thuật trị liệu hoạt động

Can thiệp hành vi thách thức

Tuyến huyện

Điều dưỡng

ABA

Tuyến tỉnh

Tuyến trung ương

Điều dưỡng

Giáo viên giáo dục đặc biệt

ABA

ABA

Chuyên gia tâm lý

Phân tích hành vi chức năng

Bác sỹ tâm thần

Thuốc hướng thần

Điều trị các tình trạng y khoa kèm theo

Động kinh.

Các rối loạn hành vi, cảm xúc.

Rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn ăn uống và tiêu hóa.

Dị ứng

Hen phế quản

Tuyến huyện

Bác sỹ đa khoa

Bác sỹ nhi

Chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khoẻ thường gặp

Tuyến tỉnh

Bác sỹ nhi

Chẩn đoán về điều trị các bệnh lý nhi khoa

Tuyến trung ương

Bác sỹ nhi

Bác sỹ thần kinh

Bác sỹ tiêu hoá

Bác sỹ dinh dưỡng

Bác sỹ dị ứng

Chẩn đoán và điều trị các tình trạng bệnh theo chuyên khoa

Hiện nay, các hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ tạo các cơ sở y tế đã được bảo hiểm y tế thông qua và chi trả theo quy định. Điều này góp phần giảm gánh nặng chi phí cho gia đình.

Can thiệp tại các cơ sở y tế là đặc biệt quan trọng trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, vì có thể thực hiện ngay sau chẩn đoán. Đây là can thiệp có tính toàn diện, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của trẻ và gia đình. Can thiệp tại bệnh viện thường là những đợt ngắn khoảng 4 tuần. Sau khi ra viện, trẻ sẽ về cộng đồng để tiếp tục can thiệp theo hình thức giáo dục chuyên biệt hoặc giáo dục hoà nhập. Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi, đánh giá định kỳ tại bệnh viên và gia đình tiếp tục được nhận những tư vấn, hướng dẫn tuỳ giai đoạn phát triển. Trẻ có thể tiếp tục điều trị ngoại trú đối với những rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề y khoa kèm theo.

: Quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ diễn ra như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound